Chức năng, nhiệm vụ

(Trích Quy chế tổ chức và hoạt động của Viện Đào tạo liên tục đã được ban hành theo Quyết định số 2612/QĐ-ĐHBK-TCCB ngày 17 tháng 11 năm 2011 của Hiệu trưởng Trường ĐHBK Hà Nội)


CHỨC NĂNG CỦA VIỆN

  1. Chức năng tham mưu cho Hiệu trưởng về quy hoạch, định hướng, tổ chức và quản lý đào tạo đại học hình thức vừa làm vừa học theo kế hoạch, chương trình và nội dung đào tạo của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội;
  2. Chức năng thực hiện các quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tuyển sinh và quản lý đào tạo đại học hình thức vừa làm vừa học;
  3. Chức năng tổ chức và điều hành các hoạt động đào tạo đại học hình thức vừa làm vừa học của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội;
  4. Chức năng tổ chức và thực hiện các khoá đào tạo ngắn hạn để nâng cao kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ kỹ thuật theo nhu cầu của thị trường lao động.

NHIỆM VỤ CỦA VIỆN

  1. 1. Xây dựng kế hoạch cho công tác đào tạo đại học hình thức vừa làm vừa học trình Hiệu trưởng phê duyệt

1.1        Kết hợp với các Khoa, Viện xây dựng, đổi mới nội dung chương trình đào tạo đại học hình thức vừa làm vừa học trên cơ sở nội dung và chương trình đào tạo hệ đại học chính quy, có xem xét đến tính đặc thù của đào tạo hinh thức vừa làm vừa học là đào tạo nhân lực kỹ thuật cho các bộ, ngành và địa phương;

1.2        Lập kế hoạch đào tạo cho toàn khoá, cho từng năm học và từng loại hình đào tạo cụ thể (hệ 4-5 năm, liên thông và văn bằng hai);

1.3        Lập kế hoạch học và thi từng học kỳ, từng năm học cho các đơn vị phối hợp đào tạo và tổ chức thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt.

  1. 2. Tổ chức công tác tuyển sinh đào tạo đại học hình thức vừa làm vừa học

2.1        Xác định và đề xuất với Hiệu trưởng chỉ tiêu tuyển sinh đại học hình thức vừa làm vừa học cho từng năm;

2.2        Tổ chức, chỉ đạo công tác tuyển sinh gồm thông báo nội dung, đối tượng, tiêu chuẩn, chỉ tiêu, ngành tuyển sinh hàng năm, nhận và xử lý các hồ sơ xin học;

2.3        Phối hợp với Phòng Đào tạo đại học tổ chức thi tuyển sinh theo đúng Quy chế tuyển sinh đại học hình thức vừa làm vừa học của Bộ Giáo dục và Đào tạo; lập danh sách trúng tuyển và tổ chức các lễ khai giảng.

2.4        Phối hợp với Trung tâm quản lý ký túc xá bố trí nơi ở cho sinh viên về học ôn tập và thi tuyển sinh nếu có nhu cầu.

  1. 3. Quản lý đào tạo đại học hình thức vừa làm vừa học

3.1        Căn cứ vào chương trình và kế hoạch đào tạo đối với các khoá và các lớp tại các đơn vị phối hợp đào tạo, thông báo khối lượng giảng dạy cho các khoa, viện và các bộ môn bằng Giấy báo khối lượng giảng dạy;

3.2        Xây dựng thời khoá biểu lên lớp, phụ đạo, ôn thi và thi hết học phần cho các khoá, các lớp tại các đơn vị phối hợp đào tạo;

3.3        Tổ chức giám sát việc thực hiện thời khoá biểu, phối hợp chặt chẽ với cán bộ giảng dạy và sinh viên để triển khai công tác đào tạo, tiếp nhận ý kiến phản hồi của cán bộ giảng dạy và sinh viên của các các khoá, đơn vị phối hợp đào tạo để xử lý kịp thời mọi vụ việc;

3.4        Phối hợp với các đơn vị tổ chức đưa đón cán bộ giảng dạy theo kế hoạch học tập, chuyển bài thi của sinh viên đến các cán bộ giảng dạy và các bộ môn liên quan để chấm bài; vào sổ điểm kịp thời và lưu giữ kết quả, hồ sơ gốc an toàn;

3.5        Quản lý giờ giấc học tập để bảo đảm thực hiện nghiêm túc giờ học trên lớp; phối hợp cùng Trung tâm đảm bảo chất lượng tổ chức kiểm tra giám sát hoạt động giảng dạy và học tập;

3.6        Phối hợp với các đơn vị liên kết triển khai công tác thu nộp học phí về phòng Kế hoạch-Tài vụ của Trường theo đúng hợp đồng đào tạo và các quy định của Trường;

3.7        Làm giấy xác nhận thanh toán tiền giảng dạy buổi tối và tại các đơn vị liên kết cho cán bộ giảng dạy ngay sau khi đã có điểm thi cuối học phần của  các lớp, khoá để phòng Kế hoạch-Tài vụ của Trường làm thủ tục thanh toán vào cuối hàng tháng trong năm học;

3.8        Thẩm định, xử lý kết quả học tập của sinh viên các khoá, các lớp tại các đơn vị liên kết sau mỗi học kỳ, mỗi năm học và cuối khoá học;

3.9        Quản lý phôi bằng, thực hiện các thủ tục công nhận tốt nghiệp đại học và cấp bằng kỹ sư, cử nhân hình thức vừa làm vừa học cho sinh viên; tổ chức các lễ khai giảng, lễ bế giảng và lễ trao bằng tốt nghiệp.

  1. 4. Quản lý sinh viên đại học hình thức vừa làm vừa học

4.1        Quản lý toàn diện sinh viên hệ đại học hình thức vừa làm vừa học tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội và tại các đơn vị phối hợp đào tạo theo đúng quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

4.2        Xem xét và thẩm định những vi phạm của sinh viên sinh viên hệ đại học hình thức vừa làm vừa học trong thời gian của khoá học, gửi văn bản về đơn vị có cán bộ đi học để phối hợp xử lý đúng đắn;

4.3        Quản lý lưu trữ đầy đủ các loại giấy tờ văn bản gồm: Danh sách trúng tuyển, Quyết định trúng tuyển của các khoá; Danh sách và Quyết định công nhận tốt nghiệp của các khoá; Lưu trữ và bảo quản điểm gốc của các khoá; đảm bảo sự chính xác, đúng đối tượng trong việc cấp bằng tốt nghiệp, chứng chỉ, có sổ lưu để sinh viên ký và bảo quản lưu trữ các sổ sách đó.

  1. 5. Các nhiệm vụ khác liên quan tới quản lý đào tạo vừa làm vừa học

5.1        Cập nhật và quản lý thông tin của Trang thông tin đào tạo đại học hình thức vừa làm vừa học trên website của Trường nhằm mục đích giới thiệu, tiếp thị, cung cấp và trao đổi những thông tin về đào tạo và giảng dạy đại học hình thức vừa làm vừa học của Trường;

5.2        Lập kế hoạch và dự trù kinh phí để đáp ứng được các hoạt động thường xuyên của Viện; lập sổ sách kế toán tài vụ; làm báo cáo thu chi định kỳ theo quy định của Trường; thực hiện việc thu, chi kinh phí đào tạo ngoài ngân sách theo quy định hiện hành;

5.3        Chuẩn bị các văn bản và đề xuất với Hiệu trưởng phê duyệt các qui định về đào tạo đại học hình thức vừa làm vừa học của Trường;

5.4        Triển khai và duy trì hệ thống quản lý chất lượng của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2008;

5.5        Lập kế hoạch công tác giáo trình, tài liệu tham khảo hàng năm; quản lý  và bảo quản kho sách của Viện; hàng năm tiến hành kiểm kê kho sách ít nhất 2 lần; thông báo danh mục các giáo trình, tài liệu tham khảo của các môn học cho sinh viên;

5.6        Kết hợp với các phòng ban chức năng của Trường để quản lý hệ thống lớp học và xây dựng hệ thống lớp học kiểu mẫu trong khuôn viên của Viện;

5.7        Bảo vệ, quản lý tài sản công của Viện và giữ gìn an ninh trật tự trong khu vực Viện; kịp thời ngăn chặn và xử lý mọi đối tượng vi phạm kỷ luật và trật tự; thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy và bảo hộ lao động.

NHIỆM VỤ CỦA CÁC BỘ PHẬN THUỘC VIỆN

  1. 1. Tổ Tuyển sinh và Công tác sinh viên có nhiệm vụ sau:

-         Thực hiện các công việc liên quan tới công tác tuyển sinh.

-         Thực hiện công tác quản lý sinh viên: Làm thẻ sinh viên; tổ chức lễ khai giảng, bế giảng, phát bằng tốt nghiệp; kiểm tra các chứng từ sao điểm, điểm thi hết học phần và bảng điểm tốt nghiệp;

-         Giải quyết các công việc liên quan đến xử lý kết quả học tập và công nhận tốt nghiệp; tiếp nhận, giải quyết các đơn thư của sinh viên và các yêu cầu thẩm tra văn bằng của các tổ chức ngoài trường;

-         Quản lý và lưu trữ hồ sơ học tập của sinh viên đang học, hồ sơ tốt nghiệp và chứng từ điểm gốc của sinh viên đã tốt nghiệp, tài liệu và hồ sơ tuyển sinh.

  1. 2. Tổ Giáo vụ có nhiệm vụ sau:

-         Xây dựng kế hoạch đào tạo của từng năm học cho các khóa để trình Viện trưởng phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch đó;

-         Thực hiện các công việc liên quan tới công tác quản lý đào tạo: Lập thời khoá biểu lên lớp, lịch thi cho các khoá, đơn vị liên kết đào tạo; nhập, quản lý và tổng kết các số liệu về kết quả học tập của sinh viên; thông báo khối lượng giảng dạy đến các khoa, viện và liên hệ với cán bộ giảng dạy;

-         Làm giấy xác nhận thanh toán cho cán bộ giảng dạy; phối hợp với Tổ Tuyển sinh và Công tác sinh viên và các đơn vị liên kết triển khai công tác thu nộp học phí theo quy định.

  1. 3. Tổ Hành chính và Tài vụ có nhiệm vụ sau:

-         Thực hiện các công việc văn thư, lễ tân và giúp Viện trưởng giải quyết các thủ tục hành chính;

-         Lập kế hoạch cho năm tài chính và dự trù kinh phí cho hoạt động thường xuyên của Viện trình Viện trưởng phê duyệt; làm báo cáo tài chính định kỳ theo quy định của Trường;

-         Thực hiện việc thu, chi kinh phí đào tạo ngoài ngân sách; thanh quyết toán theo đúng chế độ và các quy định về tài chính;

-         Quản lý hoá đơn chứng từ thu chi, các hợp đồng đào tạo; lập hệ thống sổ sách kế toán tài vụ.

  1. 4. Tổ Phục vụ có nhiệm vụ sau:

-         Phối hợp với Tổ giáo vụ lập kế hoạch cung cấp sách, giáo trình, tài liệu học tập hàng năm để trình Ban lãnh đạo Viện phê duyệt; lập dự trù mua sắm trang thiết bị, văn phòng phẩm và các nhu yếu phẩm phục vụ cho công tác của Viện;

-         Điều phối, cung cấp giáo trình và tài liệu học tập; quản lý thư viện và kho sách của Viện;

-         Quản lý và phục vụ các phòng nghỉ giải lao của cán bộ giảng dạy; bảo vệ và quản lý tài sản công; giữ gìn an ninh, trật tự, vệ sinh.


Chưa có lời bình nào. Bắt đầu