Tuyển sinh ĐH học ngoài giờ hành chính năm 2019

Cơ hội đi học ĐH ngoài giờ hành chính lấy bằng ĐH của trường ĐH Bách khoa Hà Nội


 

1. NGÀNH ĐÀO TẠO VÀ BẰNG CẤP

TT

Mã ngành

Ngành đào tạo

Định hướng chuyên sâu

Bằng VLVH được cấp

  1.  

7510103

Kỹ thuật cơ khí

Công nghệ Chế tạo máy

Cử nhân

  1.  

7520130

Kỹ thuật Ô tô

 

  1.  

7520201

Kỹ thuật điện

Hệ thống điện

  1.  

7520216

Kỹ thuật điều khiển và tự động hoá

 

  1.  

7520207

Kỹ thuật  điện tử - viễn thông

 

Kỹ thuật  điện tử - viễn thông

Phát thanh – Truyền hình

  1.  

7520212

Kỹ thuật Y sinh

 

  1.  

7480201

Công nghệ thông tin

 

  1.  

7520137

Kỹ thuật In

 

  1.  

7520115

Kỹ thuật nhiệt

Máy và thiết bị nhiệt - lạnh

  1.  

7340101

Quản trị kinh doanh

 

  1.  

7340301

Kế toán

 

(Các ngành đào tạo khác xem thêm trên website: dtlt.hust.edu.vn)    

2. TỔ CHỨC ĐÀO TẠO

  1. Thời gian đào tạo       
  • Đại học VLVH: 4-5 năm
  • Liên thông từ cao đẳng lên đại học, đại học văn bằng 2: Từ 1,5 đến 2 năm
    1. Thời gian học: Các buổi tối trong tuần hoặc các ngày thứ 7, Chủ nhật cuối tuần
    2. Miễn trừ học phần: (Đối với thí sinh hệ văn bằng hai và liên thông)

Thí sinh có thể được xem xét miễn trừ học phần trong chương trình đào tạo đã cấp bằng nếu học phần này có số tín chỉ bằng hoặc lớn hơn số tín chỉ của học phần tương đương trong chương trình đào tạo sẽ theo học, và chỉ xét miễn trừ các học phần trong học kỳ 1. Các học phần được xem xét miễn trừ nếu có, sẽ do Khoa Viện Đào tạo quy định cụ thể tùy theo bảng điểm tốt nghiệp của sinh viên dự tuyển

3.  ĐIỀU KIỆN DỰ TUYỂN

 

- Đại học VLVH: Đã tốt nghiệp THPT (theo hình thức giáo dục chính quy, giáo dục thường xuyên, …) hoặc đã tốt nghiệp trung cấp, sau đây gọi chung là tốt nghiệp trung học. Người tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và được công nhận hoàn thành các môn văn hóa trong chương trình giáo dục THPT theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Liên thông VLVH: Đã tốt nghiệp cao đẳng các trường cao đẳng, đại học đã có báo cáo tự đánh giá hoặc triển khai kiểm định chất lượng theo quy định của Bộ Lao động – Thương Binh và Xã hội hoặc Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Đại học văn bằng 2 VLVH: Đã tốt nghiệp đại học của các trường đại học đã có báo cáo tự đánh giá hoặc triển khai kiểm định chất lượng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Bằng tốt nghiệp của các trường nước ngoài, trường nước ngoài hoạt động hợp pháp ở Việt Nam thì văn bằng phải được công nhận theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. HÌNH THỨC TUYỂN SINH:   Sơ tuyển kết hợp thi tuyển

4.1. Sơ tuyển - xét hồ sơ: Các thí sinh thuộc các đối tượng sau đây nếu đủ điều kiện sơ tuyển sẽ tham dự kỳ thi tuyển sinh sau khi nộp đủ hồ sơ hợp lệ.

4.1.1. Đại học vừa làm vừa học

  • Điểm sơ tuyển tính theo tổ hợp môn xét tuyển với ngành tương ứng ở lớp 10, 11, 12.
  • Điểm xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT Quốc gia.

4.1.2. Liên thông vừa làm vừa học: Điểm sơ tuyển tính theo điểm bình quân học toàn khóa cao đẳng.

4.1.3. Văn bằng 2 vừa làm vừa học:Xét tuyển sau khi đã có bằng đại học thứ nhất.

4.2. Thi tuyển

4.2.1. Đối với thí sinh dự tuyển đại học vừa làm vừa học cần tham dự hai bài thi bao gồm tư duy logic và tư duy ngôn ngữ. Thời gian cho bài thi tư duy logic là 120 phút và tư duy ngôn ngữ là 60 phút.

4.2.2. Đối với thí sinh liên thông đại học phải làm bài thi tích hợp với thời gian 150 phút bao gồm kiến thức liên quan đến toán cao cấp, cơ sở ngành và chuyên ngành.

4.2.3. Đối với thí sinh văn bằng hai VLVH không bắt buộc dự thi đầu vào.

5. BỔ TÚC KIẾN THỨC

Thí sinh dự tuyển liên thông VLVH, văn bằng 2 VLVH có ngành đã học và ngành dự tuyển trong cùng khối ngành theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo có thể được có thể được xem xét miễn các học phần bổ túc. Các trường hợp còn lại đều phải đạt các học phần bổ túc theo quy định của trường ĐHBK Hà Nội.

6. HỒ SƠ VÀ CÁC MỐC THỜI GIAN

6.1. Hồ sơ tuyển sinh: Thí sinh đăng ký tuyển sinh nhận hồ sơ theo mẫu do Viện Đào tạo liên tục phát hành và nộp tại Phòng Tuyển sinh, Viện Đào tạo liên tục.

6.2. Các mốc thời gian dự kiến cần lưu ý

- Thời gian nhận hồ sơ :                  Từ tháng 7/2019

- Thời gian tuyển sinh dự kiến:      - Đợt 3: 24 - 25/08/2019

                                                            - Đợt 4: 26 - 27/10/2019

                                                            - Đợt 5: 21 - 22/12/2019

(Thời gian thi dự kiến có thể sẽ được thay đổi để phù hợp với điều kiện tuyển sinh thực tế)

7.  CÁC LOẠI PHÍ

7.1. Phí ôn tập kiến thức: Viện Đào tạo liên tục sẽ căn cứ theo nhu cầu của các thí sinh để phối hợp với các Viện đào tạo tổ chức ôn tập kiến thức trước khi thi tuyển sinh cho các thí sinh dự tuyển. Phí ôn tập dựa trên nguyên tắc lấy thu bù chi căn cứ vào số lượng thí sinh thực tế đăng ký.  

7.2. Phí học bổ túc kiến thức: Mức phí này được thu dựa trên số tín chỉ học phí quy định của từng học phần. Mức phí của một tín chỉ học phí sẽ được quyết định căn cứ vào số lượng thực tế của lớp bổ túc kiến thức và dựa trên nguyên tắc lấy thu bù chi để bảo đảm các khoản chi theo quy định.

7.3. Phí tuyển sinh: 350.000 đ/thí sinh.

8. LIÊN HỆ

Mọi chi tiết có thể tham khảo thêm trên trang thông tin tuyển sinh của Viện Đào tạo liên tục trường ĐHBK Hà Nội tại http://dtlt.hust.edu.vn,   FB: http://www.facebook.com/dtltbkhn, hoặc liên hệ phòng Tuyển sinh, Viện ĐTLT - số 94 Lê Thanh Nghi, Hai Bà Trưng, Hà Nội -          ĐT: 024.38680359; 024.38683137 - Hotline: 0904285772; 0913132776; 0988355343 – Email: dtlt@hust.edu.vn.                                                                  

 

 

Nơi nhận:

- Các viện đào tạo;

- Các ĐV liên kết đào tạo;

- Lưu VP Viện ĐTLT.

TL. HIỆU TRƯỞNG

VIỆN TRƯỞNG VIỆN ĐÀO TẠO LIÊN TỤC

PGS. TS. Nguyễn Tiến Dũng

(Đã ký)

 

 


Chưa có lời bình nào. Bắt đầu